Thanh cua là gì và được làm như thế nào?
Có rất nhiều người đã và đang ăn “thanh giả cua” mặc dù họ không nhận ra. Món thanh cua đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua và thường được tìm thấy trong các món salad hải sản, bánh cua, và cuộn sushi California. Hầu hết món “thanh gỉa cua” được làm từ thịt cá chế biến.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu thanh cua được làm từ gì và có an toàn để sử dụng không?
1. Thanh cua là gì?
Thanh cua được làm từ surimi – thịt cá đã được gỡ bỏ, rửa sạch để loại bỏ chất béo và các phần thịt không mong muốn, sau đó băm thành bột nhão. Bột nhão này được trộn với các thành phần khác trước khi được làm nóng và ép thành hình dạng bắt chước thịt cua.
Mặc dù thanh cua được làm từ hải sản, nhưng thường không chứa cua – ngoại trừ một lượng nhỏ chiết xuất cua đôi khi được thêm vào để tạo hương vị.
Ở Nhật Bản, các sản phẩm không phải cua thật cần được đóng gói và dán nhãn theo quy định của chính phủ, thường có các nhãn phân biệt như “cua giả”,” hải sản có hương vị cua” hoặc “hải sản surimi”
2. Dinh dưỡng từ thanh cua và thịt cua thật
Dưới đây là bảng so sánh giá trị dinh dưỡng giữa 85grams thanh cua và lượng tương tự thịt cua Alaska.
Mặc dù cả hai đều có số lượng calo tương đương nhau, 61% lượng calo trong thanh cua đến từ crabs, trong khi 85% lượng calo từ thịt cua Alaska đến từ protein – không có từ crabs.
So với thanh cua, cua thật cũng có số lượng vitamin và khoáng chất cao hơn thanh cua đáng kể- bao gồm vitamin B12, kẽm, axit Omega- 3 và selen.
3. Sự đa dạng trong nguyên liệu sản xuất
Thành phần chính trong thanh cua là surimi – thịt cá chế biến, thường bao gồm 35% đến 50% sản phẩm tính theo trọng lượng.
Các thành phần chính khác trong thanh cua bao gồm:
- Nước: đây là thành phần chính thứ hai trong cua giả, nước là nguyên liệu thiết yếu để sản phẩm thanh cua có được kết cấu phù hợp và kiểm soát chi phí sản phẩm.
- Tinh bột: Khoai tây, lúa mì, ngô hoặc tinh bột sắn thường được sử dụng để tạo ra cấu trúc và tạo hình cho thanh cua. Tuy nhiên, một số sản phẩm được dùng lượng quá lớn tinh bột để cắt giảm chi phí sản xuất, sản phẩm sẽ có cấu trúc mềm và dính.
- Protein: Đạm từ lòng trắng trứng là nguyên liệu phổ biến nhất, nhưng các nguồn đạm khác, chẳng hạn như đậu nành, có thể được sử dụng. Những nguồn đạm này giúp cải thiện kết cấu, màu sắc và độ bóng của thanh cua.
- Đường và sorbitol: Những chất này giúp sản phẩm giữ được trong môi trường đông lạnh đồng thời tạo vị ngọt cho sản phẩm.
- Dầu thực vật: Dầu hướng dương, đậu nành hoặc các loại dầu thực vật khác đôi khi được sử dụng để cải thiện kết cấu, màu sắc và thời hạn sử dụng khi sản xuất thanh cua.
- Muối (natri clorua): Ngoài việc thêm hương vị, muối giúp cá băm tạo thành một kết cấu cứng.
Sau khi kết hợp các thành phần trên với chất bảo quản và phụ gia khác, hỗn hợp được nấu chín và ép thành các hình dạng giống thịt cua, cũng như hút chân không và tiệt trùng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trước khi bán ra thị trường.
4. Chất tạo màu, chất bảo quản và các phụ gia
Một số chất phụ gia, bao gồm những chất có hại, thường được thêm vào thanh cua để có được màu sắc, hương vị và sự ổn định như mong muốn.
Phụ gia phổ biến trong thanh cua bao gồm:
- Gôm thực phẩm: Thành phần này giúp các nguyên liệu trong thanh cua kết dính lại với nhau và ổn định sản phẩm. Tương tự chất gôm trong kẹo cao su.
- Chất tạo màu: Carmine – được chiết xuất từ những con bọ nhỏ gọi là cochineal – được sử dụng rộng rãi để tạo màu đỏ cho thanh cua. Paprika, chiết xuất nước ép củ cải và lycopene từ cà chua cũng có thể được sử dụng thay thế Carmine.
- Glutamate: Monosodium glutamate (MSG) và một hợp chất tương tự, disodium inosinate, đóng vai trò là chất tăng cường hương vị.
- Các hương liệu khác: Có thể bao gồm chiết xuất cua thật, hương liệu cua nhân tạo và mirin (rượu gạo lên men).
- Chất bảo quản: Natri benzoat và một số chất phụ gia dựa trên phốt phát thường xuyên được sử dụng để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Mặc dù thường được FDA công nhận là an toàn, một số chất phụ gia này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, bột ngọt có thể gây đau đầu ở một số người, trong khi carrageenan có liên quan đến tổn thương đường ruột và viêm trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy các chất phụ gia phốt phát có thể dẫn đến tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc bệnh tim – một phần dư lượng phốt phát cao từ phụ gia có thể làm tổn thương mạch máu.
5. Lợi ích của việc sử dụng thanh cua
Có một số lý do khiến thanh cua trở thành một thực phẩm phổ biến. Trong đó phải nhắc đến giá thành của sản phẩm, bằng khoảng 1/3 chi phí thịt cua thật.
Thanh cua cũng là một món ăn thuận tiện, vì có thể được thêm vào các món ăn mà không cần chuẩn bị thêm. Một số sản phẩm thanh cua có thể dùng như một món ăn liền. Người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy thanh cua trong khu vực đông lạnh trong các cửa hàng.
Vì thanh cua đã được sơ chế trước khi đóng gói, người dùng có thể sử dụng trực tiếp cho các món ăn lạnh, chẳng hạn như salad, hoặc thêm vào các món ăn nóng như súp hoặc lẩu.
6. Mặt trái của việc sử dụng thanh cua
Quá trình sản xuất và chế biến thanh cua có thể gây hại đối với môi trường. Đặc biệt là tình trạng đánh bắt trái phép và đánh bắt với số lượng lớn gây mất cân bằng môi trường biển. Hơn nữa, quá trình tẩy rửa và tạo màu cho sản phẩm thanh cua tạo ra một lượng lớn chất thải chế biến ra môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm thanh cua có bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau, bao gồm cả những chế phẩm từ hải sản. Điều này có thể tăng tỷ lệ ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm. Đặc biệt đối với những nhãn hàng không ghi đầy đủ thành phần và thông tin dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.
Thanh cua có thể chứa các thành phần dễ gây dị ứng như cá, chiết xuất cua, trứng và lúa mì.
Nếu bạn yêu thích ẩm thực, muốn thử thanh cua và mong muốn học nấu ăn những món làm từ thanh cua thật ngon thì đừng ngần ngại gọi ngay cho Liên Anh Foods.
Xem chi tiết các sản phẩm surimi của Liên Anh Foods: https://lienanhfoods.com.vn/loai-san-pham/tat-ca-san-pham/
Nguồn: Vinmec.com
Bài viết tham khảo Healthline.com